LỄ HỘI VĂN HÓA TẠI ĐÀ LẠT
Đà Lạt là một điểm du lịch nổi tiếng không chỉ vì nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, không khí mát mẻ trong lành. Đây còn là một điểm thu hút đông đảo du khách có niềm yêu thích, đam mê tìm hiểu văn hóa lễ hội của các đồng bào dân tộc tại Đà Lạt.
l. FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT
“Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt“ được thành phố Đà Lạt tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 thu hút được đông đảo khách du lịch tới tham quan, vậy nên năm 2005 UBND thành phố Đà Lạt quyết định tổ chức Festival hoa Đà Lạt với chủ đề đầu tiên là “ Đà Lạt – Điểm hẹn muôn sắc hoa”.
Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của các loài hoa, cây cảnh tại địa phương; đề cao nghề rồng hoa trên cả nước. Đồng thời đây cũng chính là cơ hội để quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố ngàn hoa Đà Lạt tới du khách khắp nơi giúp thúc đẩy kinh tế du lịch thành phố phát triển.
Festival gửi gắm tới du khách gần xa vẻ đẹp tuyệt mỹ của các loài hoa của thành phố, không chỉ riêng để quảng bá vẻ đẹp ngàn hoa; Đà Lạt còn tái hiện những truyền thuyết tình yêu nổi tiếng như: truyền thuyết LangBiang, thuyết Ngư Lang – Trức Nữ, huyền thoại hoa hồng, huyền thoại Hồ Than Thở…
Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm 1 lần tại Quảng trường Lâm Viên – thành phố Đà Lạt. Festival đã được tổ chức 10 lần kể từ năm 2005, UBND thành phố Đà Lạt đã thống nhất tổ chức Festival hoa Đà Lạt lần thứ Xl – năm 2024 với chủ đề ” Đà Lạt – Sắc hoa ngày mới”. Lễ hội được diễn ra trong 5 ngày từ 23-27/12/2024 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số huyện lân cận hứa hẹn sẽ đem tới cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị không thể nào quên.
Lễ hội sẽ được tổ chức xuyên suốt 15 chương trình chính: đên hội ” Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, thời trang ” Duyên dáng Việt Nam”, tuần thời trang Áo dài – Lụa, Đêm hội rượu vang Đà Lạt – chương trình nghệ thuật “Thương về miền đất lạnh”; Phiên chợ rau – hoa Đà Lạt; Đêm hội “Tơ – Trà”; Các không gian hoa quanh hồ Xuân Hương…
Bên cạnh đó trong khuôn khổ của Festival còn diễn ra 14 chương trình hưởng ứng như: Không gian thư pháp, hội họa, nhiếp ảnh về hoa, triển lãm ảnh nghệ thuật Tây Nguyên – Duyên hải miền Trung, diễu hành xe đạp hoa, phố trà B’Lao, du lịch trải nghiệm “Phiêu du xứ B’Lao”…
Festival hoa Đà Lạt được diễn ra trên sân khấu được thiết kế vô cùng lớn và có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng… chắc hẳn sẽ đem tới cho bạn những phút giây tận hưởng tuyệt vời nhất khi đi du lịch Đà Lạt vào thời điểm này.
ll. LỄ HỘI VĂN HÓA TRÀ
Lễ hội văn hóa trà Đà Lạt là một lễ hội vô cùng đặc đặc thu hút du khách tới ngắm nhìn những đồi chè bạt ngàn xanh ngát, được thưởng thức những chén trà xanh ấm nóng thơm ngon.
Cây chè ở Lâm Đồng chiếm 25% về diện tích và 27% về sản lượng chè của cả nước tập chung nhiều ở một số vùng trong đó có thành phố Đà Lạt. Lễ hội diễn ra với mục đích nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến trà, đồng thời lễ hội cũng nhằm quảng bá đến du khách những thương hiệu trà nổi tiếng của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng. Đây còn là cơ hội để các làng trà, doanh nghiệp và các cá nhân trong nước sản xuất trà có cơ hội giao lưu, học hỏi, giới thiệu và quảng bá thương hiệu của mình.
Từ sau khi gộp lễ hội hoa và lễ hội trà thành một từ năm 2017, lễ hội Trà được diễn ra vào tháng 12 hàng năm với các hoạt động lễ hội như: Phố trà – Cà phê – Rượu vang và đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng; Đêm hội tơ – Trà và hội chợ triển lãm Hương Trà – Sắc Tơ… Tham quan vùng nguyên liệu trà ” Hương sắc trà B’Lao”, ” Hội thi hái trà”… sẽ đem tới cho du khách nhiều kỉ niệm khó quên.
lll. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG
Lễ hội cồng chiêng là lễ hội vô cùng nổi tiếng ở Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn háo phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2005 và hiện cũng được tổ chức và diễn ra tại Đà Lạt. Lễ hội có ý nghĩa hết sức đặc biệt, cồng chiêng là loại nhạc cụ phổ biến ở các buôn làng Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và trong các lễ hội, buổi lễ của những người dân đồng bào dân tộc.
Lễ hội cồng chiêng được diễn ra tại các lễ hội của người dân tộc: Mnông, Êdê, Bana, Cơho … và một vài dân tộc khác. Theo một số nhà nghiên cứu cồng chiêng được coi là hậu duệ của đàn đá, từ thuở sơ khai công chiêng đã được sử dụng để đánh mừng lúa mới với, sử dụng trong tổ chức lễ hội cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bình an và hành phúc cho dân làng.
Lễ hội cồng chiêng diễn ra với hai phần gồm: phần nghi lễ và phần lễ hội.
Phần nghi lễ bạn sẽ được nghe giới thiệu về buôn làng, sự ra đời của công chiêng và bức tranh cuộc sống của người đồng bào dân tộc Lang Biang. Đặc biệt nhất trong buổi lễ chính là nghi lễ cầu thần Lửa, già làng sẽ đốt lửa và mời người dân và du khách nhảy liệu ching Wă kwằng để chào đón thần linh và mừng lúa mới. Không chỉ được tham gia vào nghi lễ cầu thần Lửa bạn còn được thưởng thức những món thịt nướng thơm ngon, những ngụm rượu cần nồng say do chính tay người dân bản làng chuẩn bị.
Phần lễ hội sẽ diễn ra sau khi phần lễ kết thúc và có lẽ đây chính là phần mà nhiều du khách mong chờ nhất. Từng hồi chiêng vang lên sẽ giới thiệu cho mọi người về cuộc sống gắn bó của dân làng với núi rừng, với cồng chiêng. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia và hòa mình vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng và múa hát cùng người dân nơi đây. Tham dự lễ hội này chắc chắn sẽ để lại dấu ấn khó phai mà về nét độc đáo của văn hóa mà không phải nơi nào cũng có được.
IV. LỄ HỘI CÚNG CƠM MỚI
Sau mỗi vụ mùa, các dân tộc người Mạ, Cơ Ho, Êđê, J’rai và Bahnar, Xơ Đăng đều tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới về nhà, nấu những bữa cơm đầu tiên bằng hạt thóc vừa thu hoạch. Lễ hội này có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ Cúng Cơm Mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.
Quy mô Lễ Cúng Cơm Mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy.Các gia đình bội thu sẽ tổ chức rất lớn, có thể kéo dài trong một ngày hoặc thậm chí vài ngày. Đối với những gia đình khó khăn hơn, Lễ Cúng Cơm Mới sẽ được diễn ra đơn giản, tiết kiệm, giản lược để phù hợp với điều kiện kinh tế. Quy mô tổ chức lễ hội này cũng được coi là một trong những biểu hiện để phân biệt tầng lớp giàu nghèo của các dân tộc thiểu số.
Vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 3 âm lịch) khi thời tiết thuận lợi chính là thời điểm diễn ra Lễ cúng cơm mới của đồng bào dân tộc. Địa điểm tổ chức lễ thường đặt tại nhà rông của buôn hay những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
Lễ vật thường là gạo thơm mới, chóe rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú săn được… Lễ hội diện ra bằng việc khấn Yàng của thần cúng, tiếp đến là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là uống rượu ca hát, lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Theo quan niêm của người Mạ, K’Ho thì làm như thế là cầu nguyện trời đất cho làm mùa được dễ dàng, mưa thuận gió hòa, ngăn không cho thú rừng phá hoại hoa màu…
V. LỄ CŨNG THẦN SUỐI
Theo quan niệm của người dân tộc Mạ thì thần đất, thần nước, thần núi và những vị thần là tổ tiên linh thiêng là những thế lực đã che chở và bảo vệ họ. Chính nhờ những thế lực linh thiêng này mà người dân đã có được một năm làm ăn thuận lợi, khỏe mạnh, êm ấm. Thế nên để thể hiện sự biết ơn và thành kính với thần nước, tất cả những người dân trong bản sẽ tụ họp nhau lại, cùng làm một buổi cúng tế bên bờ Suối. Lễ hội cúng thần suối ở Lâm Đồng được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm, đây cũng chính là một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc người Mạ.
Sau khi thu hoạch vụ mùa và lễ mừng lúa mới, người dân nơi đây chọn ngày tốt để làm vệ sinh buôn, dọn Suối, soạn lại máng nước và làm thịt lợn, gà để cúng tế tạ ơn các vị thần linh. Theo quan niệm của người Mạ thì thần đất, thần nước, thần núi và tổ tiên của họ là những vị thần linh thiêng đã che chở và giúp cho buôn làng có một năm nhiều thuận lợi. Tất cả dân làng tập trung ra Suối (khu vực đã chọn), thầy cúng sẽ chủ trì lễ cúng với mâm đồ cúng là thịt lợn, gà và quan trọng nhất là một chậu tiết pha loãng.
Đặc biệt khu vực suối diễn ra lễ hội cúng thần suối ở Đà Lạt trước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, có treo đồ vật trang trí, có dựng cả trụ trang trí dạng như cây nêu của người Kinh. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở Suối, mọi người cùng lấy nước vào các vật đựng nước thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và cõng về nhà lấy khước.
Trong khi đó một đoàn người sẽ theo chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho chủ nhà. Sau đó cả buôn làng tập trung về nhà cộng đồng để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang cồng chiêng rộn rã…
Lễ Cúng Thần Suối kéo dài đến tận đêm khuya, những đống lửa được đốt lên, nam thanh nữ tú tập trung lại cùng nhau nhảy múa. Còn các cụ già thì cùng nhau uống rượu cần, bàn bạc những chuyện từ thời xa xưa.
Trên đây là những lễ hội mà vngtour tìm hiểu, bạn có thể tham khảo bạn nhé! Nếu bạn là người có niềm đam mê với tìm hiểu văn hóa lễ hội điạ phương tại Đà Lạt hãy liên hệ tới vngtour.vn qua hottline: 0975 207 211 để được hỗ trợ tư vấn những tour du lịch Đà Lạt tuyệt vời nhất bạn nhé.
Bài viết tham khảo:
Những địa điểm du lịch khi tới Đà Lạt
Ăn gì ở Đà Lạt? Top những món ăn ngon tại Đà Lạt không thể bỏ lỡ!
Thời điểm thích hợp đi du lịch Đà Lạt